Ngũ Hành Và Kiến Thức Về Phong Thủy Các Mệnh
Trong phong thủy, sự tương tác của ngũ hành được sử dụng rộng rãi để tăng dương khí và điều chỉnh âm khí nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu ngũ hành là gì?
Mục Lục Bài Viết
1. Ngũ hành là gì?
Sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương.
Đi cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.
Vậy ngũ hành là gì?
Ngũ Hành Trong Phong Thủy
Theo nghĩa đen: “Ngũ hành” là 5 hành tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là những nguyên tố cơ bản tồn tại trong vạn vật.
Theo triết học Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người.
Thuyết Ngũ hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm:
Nước (hành Thủy)
Đất (hành Thổ)
Lửa (hành Hỏa)
Cây cối (hành Mộc)
Kim loại (hành Kim)
Đặc tính của Ngũ hành tuy đến từ 5 loại vật chất tự nhiên Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, nhưng thực tế đã vượt qua bản thân của 5 loại vật chất cụ thể, có ý nghĩa rộng rãi và phổ biến:
o Kim: Kim là sự vật có tính chất thanh khiết, túc sát, thụ liễm, đều có thể quy thuộc vào Kim.
o Mộc: Mộc là sự vật có tính chất sinh trưởng phát triển, điều đạt, đều là quy vào Mộc.
o Thủy: Thủy là sự vật có tính chất lạnh mát, mềm mại, hướng xuống dưới, đều quy thuộc vào Thủy.
o Hỏa: Hỏa là vật có tính chất ấm nóng, bốc lên, đều quy thuộc vào Hỏa.
o Thổ: Thổ là sự vật có tính chất nâng đỡ, sinh hóa, thu nạp, đều có thể quy về Thổ.
Âm dương ngũ hành
Âm dương ngũ hành là học thuyết triết học phương Đông cơ bản về vũ trụ nhưng lại có sự thiên biến vạn hóa vi diệu, được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống con người.
Học thuyết này ứng dụng trong tử vi, kinh dịch, phong thủy, nhân tướng và rất nhiều bộ môn khác như thiên văn, lịch pháp, y học, dược học, võ học, sinh học, định chế xã hội, văn hóa, địa lý, chiêm tinh, bói toán,….
2. Quy luật của ngũ hành
Ảnh hiển thị Ngũ hành tương sinh và tương khắc.
Ngũ hành tương sinh
(tương sinh mang ý nghĩa sinh trưởng, hỗ trợ, làm tốt lên):
o Mộc sinh Hỏa: Hỏa lấy mộc làm chất liệu để đốt. Mộc cháy hết thì thì Hỏa sẽ tự tắt.
o Hỏa sinh Thổ: Hỏa sau khi tắt thì vật thể thành tro, tro là Thổ.
o Thổ sinh Kim: Kim giấu trong đá, sau khi luyện chế thì có thể lấy được kim loại.
o Kim sinh Thủy: Kim tan chảy thành dịch thể dưới nhiệt độ cao, hoặc nói Thủy cần dùng đồ bằng sắt để khai phá.
o Thủy sinh Mộc: Có Thủy nuôi dưỡng thì Mộc càng có thể phát triển.
Ngũ hành tương khắc
(tương khắc mang ý nghĩa xung khắc, hủy diệt, làm xấu đi):
o Thủy khắc Hỏa: Hỏa gặp thủy thì bị dập tắt.
o Hỏa khắc Kim: Hỏa mạnh làm tan chảy Kim.
o Kim khắc Mộc: Vật bằng kim loại có thể cắt gỗ.
o Mộc khắc Thổ: Thực vật sinh trưởng có thể cho đá bị nứt ra.
o Thổ khắc Thủy: Thủy đến thì ngập Thổ, đá có thể chặn Thủy.
Ngũ hành tương hợp
(tương hợp mang ý nghĩa hòa hợp):
o Hỏa hợp Hỏa;
o Thổ hợp Thổ;
o Kim hợp Kim;
o Thủy hợp Thủy;
o Mộc hợp Mộc.
Trong các mối quan hệ Ngũ hành thì tương sinh và tương hợp là tốt, tương khắc là không tốt.
Màu sắc tương ứng với Ngũ hành như sau:
o Hành Mộc: màu xanh lá;
o Hành Hỏa: màu đỏ, cam, tím;
o Hành Thổ: màu vàng, nâu đất, nâu nhạt;
o Hành Kim: màu trắng, màu xám, màu ghi;
o Hành Thủy: màu đen, màu xanh nước biển.
>>>> Xem Thêm : Bài viết về Dropshipping và cơ hội hợp tác kinh doanh với MT TEAM
3. Ứng dụng chọn màu cho vòng phong thủy?
3.1. Mệnh Kim
o Mệnh Kim hợp với màu của hành Thổ (vì Thổ sinh Kim) là màu vàng, nâu đất, nâu nhạt v.v…;
o Mệnh Kim cũng hợp với màu của hành Kim (vì Kim với Kim là tương hợp) là màu trắng, xám, ghi.
o Mệnh Kim không hợp với màu của hành Hỏa (vì Hỏa khắc Kim) là màu đỏ, cam, tím;
o Mệnh Kim cũng không hợp với màu của hành Mộc (vì Kim khắc Mộc) là màu xanh lá.
Kết luận: Người mệnh Kim nên đeo vòng tay phong thủy màu vàng, nâu, trắng, xám, ghi v.v…
3.2. Mệnh Mộc
o Mệnh Mộc hợp với màu của hành Thủy (vì Thủy sinh Mộc) là màu đen, màu xanh nước biển. v.v…
o Mệnh Mộc cũng hợp với màu của hành Mộc (vì Mộc với Mộc là tương hợp) là màu xanh lá.
o Mệnh Mộc không hợp với màu của hành Kim (vì Kim khắc Mộc) là màu trắng, màu xám, màu ghi.
o Mệnh Mộc cũng không hợp với màu của hành Thổ (vì Mộc khắc Thổ) là màu vàng, nâu đất, nâu nhạt.
Kết luận: Người mệnh Mộc nên đeo vòng tay phong thủy màu đen, màu xanh nước biển, xanh lá.
3.3. Mệnh Thủy
o Mệnh Thủy hợp với màu của hành Kim (vì Kim sinh Thủy) là màu trắng, xám, ghi v.v…
o Mệnh Thủy cũng hợp với màu của hành Thủy (vì Thủy với Thủy là tương hợp) là đen, xanh nước biển.
o Mệnh Thủy không hợp với màu của hành Hỏa (vì Thủy khắc Hỏa) là màu đỏ, cam, tím;
o Mệnh Thủy cũng không hợp với màu của hành Thổ (vì Thổ khắc Thủy) là màu vàng, nâu.
à Kết luận: Người mệnh Thủy tốt nhất nên đeo vòng tay phong thủy màu trắng, xám, ghi, đen, xanh nước biển v.v…
3.4. Mệnh Hỏa
o Mệnh Hỏa hợp với màu của hành Mộc (vì Mộc sinh Hỏa) là màu xanh
o Mệnh Hỏa cũng hợp với màu của hành Hỏa (vì Hỏa với Hỏa là tương hợp) là màu đỏ, cam, tím.
o Mệnh Hỏa không hợp màu hành Thủy và hành Kim (tương khắc) là màu đen, xanh nước biển, trắng, xám, ghi
o Mệnh Hỏa cũng không hợp với màu màu hành Thổ (suy yếu) là màu vàng, nâu đất, nâu nhạt…
Kết luận: Người mệnh Hỏa tốt nhất nên đeo vòng tay màu xanh, đỏ, cam, tím
3.5. Mệnh Thổ
o Mệnh Thổ hợp với màu của hành Hỏa (vì Hỏa sinh Thổ) là là màu đỏ, cam, tím
o Mệnh Thổ cũng hợp với màu của hành Thổ (vì Thổ với Thổ là tương hợp) là màu màu vàng, nâu đất, nâu nhạt.
o Mệnh Thổ không hợp với màu của hành Mộc (vì Hỏa khắc Thổ) là màu đỏ, cam, tím;
o Mệnh Thổ cũng không hợp với màu của hành Mộc và hành Thủy là màu xanh, màu đen, xanh nước biển, cũng như màu hành Kim (suy yếu) là trắng, xám, ghi.
Kết luận: Người mệnh Thổ nên đeo vòng tay phong thủy màu đỏ, cam, tím, vàng, nâu đất, nâu nhạt..
4.Tra cứu Bản mệnh và năm sinh.
Mệnh Kim | Mệnh Mộc | Mệnh Thủy | Mệnh Hỏa | Mệnh Thổ |
Sa trung kim(Vàng trong cát) : 1954, 1955, 2014, 2015 | Tùng Bách Mộc( Cây tùng bách) : 1950, 1951, 2010, 2011 | Trường Lưu Thủy( Dòng nước lớn) : 1952, 1953, 2012, 2013 | Tích Lịch Hỏa( Lửa sấm sét) : 1948, 1949, 2008, 2009 | Bích Thượng Thổ(Đất trên vách) : 1960, 1961, 2020, 2021 |
Kim Bạch Kim( Vàng pha bạch kim) : 1962, 1963, 2022, 2023 | Bình Địa Mộc( Cây ở đồng bằng) : 1958, 1959, 2018, 2019 | Thiên Hà Thủy
1966, 1967, 2026, 2027 Nước trên trời |
Sơn Hạ Hỏa( Lửa dưới chân núi) : 1956, 1957, 2016, 2017 | Đại Dịch Thổ( Đất khu lớn) : 1968, 1969, 2028, 2029 |
Thoa Xuyến Kim( Vàng trang sức) : 1970, 1971, 2030, 2031 | Tang Đố Mộc( Gỗ cây dâu) : 1972, 1973, 2032, 2033 | Đại Khê Thủy( Nước dưới khe lớn) : 1974, 1975, 2034, 2035 | Phú Đăng Hỏa( Lửa ngọn đèn) : 1964, 1965, 2024, 2025 | Sa Trung Thổ( Đất lẫn trong cát ) : 1976, 1977, 2036, 2037 |
Hải Trung Kim( Vàng dưới biển) : 1984, 1985, 2044, 2045 | Thạch Lựu Mộc( Cây thạch lựu) : 1980, 1981, 2040, 2041 | Đại Hải Thủy( Nước đại dương) : 1982, 1983, 2042, 2043 | Thiên Thượng Hỏa ( Lửa trên trời) : 1978, 1979, 2038, 2039 | Lộ Bàng Thổ( Đất giữa đường ) : 1930, 1931,1990, 1991, 2050, 2051 |
Kiếm Phong Kim( Vàng đầu mũi kiếm): 932, 1933, 1992, 1993, 2052, 2053 | Đại Lâm Mộc( Cây trong rừng) : 1988, 1989, 2048, 2049 | Giản Hạ Thủy( Nước dưới khe) : 1936, 1937,1996, 1997, 2056, 2057 | Lộ Trung Hỏa( Lửa trong lò) : 1986, 1987, 2046, 2047 | Thành Đầu Thổ ( Đất trên thành ) : 1938, 1939, 1998, 1999, 2058, 2059 |
Bạch Lạp Kim( Vàng trong nến rắn) : 1940, 1941, 2000, 2001, 2060, 2061 | Dương Liễu Mộc( Cây dương liễu) : 1942, 1943, 2002, 2003, 2062, 2063 | Tuyền Trung Thủy( Nước giữa dòng suối): 1944, 1945, 2004, 2005, 2064, 2065 | Sơn Đầu Hỏa( Lửa trên núi) : 1934, 1935, 1994, 1995, 2014, 2055 | Ốc Thượng Thổ( Đất trên nóc nhà) : 1946, 1947, 2006, 2007, 2066, 2067 |
Trên là tất cả những kiến thức về Phong thủy mà tôi tìm tòi học hỏi. Để các bạn có thêm kiến thức để tư vấn khách hàng trong kinh doanh vòng tay Phong Thủy.
Tham gia kinh doanh Dropshipping với FORI – MT TEAM với hơn 10 ngách hàng bên dưới:
Chúc Các bạn thành công!!
[thrive_leads id=’1294′]
[…] ĐỌC BÀI VIẾT VỀ NGŨ HÀNH VÀ PHONG THỦY CÁC MỆNH: TẠI ĐÂY […]